Cấy ghép răng implant là phương pháp giúp cải thiện ăn nhai, thẩm mỹ tối đa đối với bệnh nhân mất răng. Tuy nhiên bệnh nhân phải tiến hành các xét nghiệm kiểm tra trước đó mới có thể thực hiện. Vậy xét nghiệm cấy ghép răng implant bao gồm những gì? Vì sao cần thực hiện? Hãy cùng nha khoa chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao xét nghiệm cấy ghép răng implant lại quan trọng ?
Trong quá trình trồng răng implant, xét nghiệm cấy ghép implant là bước quan trọng được tiến hành. Trước khi tiến hành cấy ghép răng implant chúng ta không thể nào bỏ qua bước chuẩn bị kiểm tra, xét nghiệm này.
Đây là bước có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định đến thành công của ca phục hình răng và vấn đề an toàn của ca trồng răng. Lý giải cho vấn đề trên chính là bắt nguồn từ bản chất của kỹ thuật trồng răng implant.
Trồng răng implant là kỹ thuật phục hình răng dùng trụ implant để tạo chân răng giả thay thế cho chân răng thật. Chân răng giả cần được cắm thẳng vào xương hàm nhằm nâng đỡ răng thật bên trên mà không cần tác động đến răng khác.
Quy trình cấy ghép implant trên vào xương hàm cũng không thể thiếu các cuộc xét nghiệm kiểm tra trước khi phẫu thuật. Bỏ qua hoặc sai sót đối với các xét nghiệm liên quan cấy ghép implant sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh.
2. Các xét nghiệm cấy ghép răng implant
2.1. Xét nghiệm máu
Một trong những xét nghiệm trước khi cấy implant không thể bỏ qua chính là xét nghiệm máu. Bệnh nhân đang muốn cấy ghép sẽ được bác sĩ lấy mẫu máu và xét nghiệm nhằm chẩn đoán tình trạng bệnh.
Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh lý mãn tính hoặc các bệnh lý về rối loạn đông máu, suy giảm tiểu cầu, . .. thì sẽ không đủ sức khoẻ để tiến hành cấy ghép implant an toàn, hiệu quả. Do sức khoẻ yếu nên quá trình cấy ghép có thể gặp rủi ro cộng với không đủ sức khoẻ để hồi phục sau cấy ghép.
Thông qua kết quả xét nghiệm sẻ sàng lọc được các bệnh nhân không đủ điều kiện sức khoẻ để cấy ghép implant.
Xem thêm: Người bệnh tiểu đường có làm răng Implant được không?
2.2. Xét nghiệm tiểu đường, huyết áp, tim mạch
Phần lớn các bệnh nhân mất răng đều ở lứa tuổi trung niên và lúc này tình hình sức khoẻ đã có dấu hiệu suy yếu dễ mắc các bệnh lý. Theo đó để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân khi cấy ghép đặt trụ implant bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát các tình trạng bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, tim mạch để có phác đồ điều trị thích hợp.
2.3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng
Kiểm tra thường xuyên tình trạng răng miệng của người trồng răng implant cũng là điều cần thiết không kém. Các tình trạng bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nướu, viêm chân răng, … nếu không được chẩn đoán kịp thời và chữa dứt điểm trước khi trồng răng là rất nguy hiểm.
Trụ implant sẽ có khả năng bị đào thải, nhiễm trùng bởi các bệnh lý răng miệng hoặc do môi trường răng miệng không tốt.
2.4. Kiểm tra xương hàm
Để thực hiện cấy ghép răng implant diễn ra thuận lợi thì xương hàm phải đảm bảo kích thước, mật độ xương, diện tích thì người bệnh mới có thể thực hiện cấy ghép trụ implant. Xương hàm là bộ phận quan trọng giúp trụ implant ổn định, nâng đỡ răng sứ giúp phục hình ăn nhai như mong muốn.
Nếu không kiểm tra cẩn thực và phát hiện các vấn đề từ sớm sẽ ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép implant. Ngoài ra khi kiểm tra xương hàm các bác sĩ cũng xác định xương cấy ghép, mạch máu, thần kinh để có phương pháp cấy ghép chuẩn xác và hiệu quả.
3. Quá trình xét nghiệm cấy ghép răng implant
Việc xét nghiệm cấy ghép implant sẽ bắt đầu trước khi thực hiện phẫu thuật cắm cấy trụ implant. Quá trình này diễn ra với sự hỗ trợ đặc biệt từ các trang thiết bị, công nghệ y tế tiên tiến với kết quả kiểm tra chính xác và nhanh chóng.
Trong đó xét nghiệm máu sẽ phân tích dựa trên kết quả thu được, kiểm tra răng miệng dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ. Đặc biệt hơn nữa trong lần xét nghiệm này chính là việc kiểm tra tình trạng xương hàm của bệnh nhân.
Ở đây, bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp phim CT toàn hàm với máy X-quang ConeBeam hiện đại. Thông qua kiểm tra bác sĩ sẽ biết rõ tình trạng xương hàm, xoang hàm và tình trạng mất răng của bệnh nhân.
Căn cứ theo chỉ số HU đạt tiêu chuẩn từ 350 – 1120 bệnh nhân mới có thể thực hiện cấy ghép trụ implant. Trường hợp chỉ số HU thấp cho thấy xương hàm bị yếu, khó đặt được chân răng ổn định. Trường hợp HU quá cao, xương hàm dày dẫn đến mạch máu không thể nuôi dưỡng nên khó hồi phục.