Người bệnh tiểu đường có làm răng Implant được không?

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có sức khoẻ kém giống như người bệnh tiểu đường có làm răng Implant được không? Theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa chúng tôi để có câu trả lời chuẩn xác nhất!

Người bệnh tiểu đường có làm răng Implant được không?
Người bệnh tiểu đường có làm răng Implant được không?

2. Cấy ghép Implant là gì?

Để có câu trả lời về việc “người bị tiểu đường có trồng Implant được không?” thì trước hết chúng ta nên tìm hiểu sơ lược về kỹ thuật cấy ghép Implant trong nha khoa. Tại sao phải nói đây là kỹ thuật phức tạp?

Thực tế, cấy Implant khác với các phương pháp phục hình khác là tác động trên bề mặt răng và mô mềm. Cấy ghép Implant tác động trực tiếp vào mô mềm và xương hàm để thực hiện cấy trụ Implant vào xương ổ răng, phục hồi chân răng đã mất. 

Trụ Implant cần thời gian để tích hợp với xương, được bao phủ bởi men răng, nhờ vậy tạo nên một chân răng vững chắc có độ bền cao. Mão sứ khi gắn trên chân răng sẽ giúp hoàn tất phục hình với hình dáng, màu sắc răng giống với răng thật.

Vì phải cắt rạch trực tiếp tại vị trí xương hàm nên cấy Implant sẽ không tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng vết thương, sưng tấy sau phẫu thuật. Khả năng lành thương, tốc độ phục hồi ở từng người sẽ khác nhau tuỳ thuộc tình trạng sức khoẻ, cơ địa mỗi người. Người có sức khoẻ kém hay bị bệnh lý cơ thể sẽ có thời gian lành thương lâu hơn hình thường, đồng thời cũng tăng rủi ro biến chứng sau phục hình.

3. Người bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến làm răng Implant như thế nào?

Mặc dù làm răng Implant được giới chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả phục hình và tính an toàn trong điều trị. Nhưng đối với các trường hợp bị bệnh tiểu đường hay các bệnh mãn tính khác đây vẫn là vấn đề đáng quan ngại.

Vết thương ở chân răng, xương hàm đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị bệnh tiểu đường là khá nguy hiểm. Bởi đặc điểm của bệnh tiểu đường là lượng máu khó động, lượng máu không ổn định sẽ khiến vết thương khó lành và rất dễ bị nhiễm khuẩn

Nếu xảy ra biến chứng nhiễm trùng sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ nghiêm trọng đối với cơ thể con người. Trụ Implant không thể tích hợp với xương, dễ dàng bị đào thải, suy yếu và không đáp ứng đủ yêu cầu phục hình. Đồng thời nhiễm trùng còn phá huỷ cả các răng kế cận và xương hàm nếu không đường xử trí nhanh chóng.

4. Người bệnh tiểu đường có làm răng Implant được không?

Với những mối lo lắng ở trên khiến nhiều người băn khoăn bị bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không? Điều này phụ thuộc hầu hết vào tình trạng cụ thể ở mỗi người, bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng để đưa ra chỉ định điều trị thích hợp.

Người bệnh cần tiến hành thăm khám tổng quát răng miệng, chụp X-quang răng 3D nhằm đánh giá tình trạng xương hàm, kích thước, khả năng cấy ghép Implant. Đặc biệt cần tiến hành thêm xét nghiệm chỉ tiêu sinh hoá, đánh giá mức độ bệnh tiểu đường tại thời điểm cấy ghép. 

Người bị bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được nếu bệnh lý đã được kiểm soát, cần đảm bảo tiêu chuẩn như sau:

  • Đường huyết lúc ăn 90-130 mg/dl
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180 mg/dl
  • Đường huyết trước lúc ăn là 110 mg/dl.

Để được tư vấn đáp án chính xác đối với tình trạng của mình thì tốt nhất bạn nên đến trung tâm cấy ghép Implant uy tín và làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với các người bị bệnh tiểu đường nhưng đã đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vẫn có thể thực hiện cấy ghép Implant và có kết quả như người bình thường.