Trường hợp nào không nên bọc răng sứ ?

Tổng quan về giải pháp bọc răng sứ 

Bọc răng sứ (bọc sứ thẩm mỹ) là kỹ thuật phục hình răng trong nha khoa rất phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này có thể khắc phục hầu hết các khiếm khuyết trên răng từ hình dáng, màu sắc cho tới khả năng ăn nhai.

Để tạo hình, bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng thật nhằm làm trụ nâng đỡ phần mão răng sứ phía trên. Mão sứ thường làm từ chất liệu kim loại hoặc toàn sứ, có kích thước và màu sắc giống với răng thật. Việc xác định kích cỡ răng thông qua hệ thống chụp phim CT 3D ConeBeam sẽ giúp mão sứ giả vừa vặn với khuôn hàm và làm đều màu toàn bộ hàm răng.

Các trường hợp khác được chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ bao gồm: Răng hư, xấu, nhiều khiếm khuyết về hình thể như răng không đều, men răng bị sứt mẻ, răng mọc chìa, thưa, sứt mẻ hoặc nhiễm màu men răng. Hầu hết các khách hàng sau khi bọc sứ đều sở hữu hàm răng trắng sáng, đều màu và nụ cười rạng rỡ.

Các trường hợp không nên bọc sứ

Khi đến Nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và chụp X-quang răng nhằm đánh giá bạn có phù hợp bọc sứ thẩm mỹ không. Dưới đây là các trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ mà các bác sĩ mong muốn trao đổi với bạn.

1. Trường hợp không nên bọc sứ – Sai lệch khớp cắn nghiêm trọng

Theo các chuyên gia, bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ giúp khắc phục tình trạng sai khớp cắn mức độ nhẹ, chứ không thể áp dụng đối với các trường hợp sai khớp cắn nặng. Bởi nếu tiến hành mài cùi răng trong trường hợp này sẽ không những làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng mà hiệu quả đem lại cũng không như bạn mong đợi.

Khi biết chính xác mức độ sai lệch của khớp cắn, bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn hướng khắc phục thích hợp. Trường hợp sai khớp cắn nhẹ thì bạn vẫn có thể bọc răng sứ thẩm mỹ để cải thiện, nhưng nếu sai khớp cắn nặng thì đòi hỏi bạn cần tiến hành nhổ răng chỉnh nha trước khi tiến hành bọc sứ. Bởi nếu niềng răng quá lâu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

2. Răng có tình trạng quá nhạy cảm

Khi thực hiện bọc sứ, mài răng là một trong những bước bắt buộc phải làm. Đối với người có hàm răng bình thường, việc mài răng thông thường sẽ không gặp phải nhiều khó khăn gì và sẽ cảm thấy ê buốt khoảng 2 ngày đầu hoặc thậm chí là không có cảm giác gì.

Nếu răng bạn quá nhạy cảm thì đây là một trong những trường hợp không nên làm răng sứ thẩm mỹ. Vì khi thực hiện thao tác mài cùi răng sẽ khiến cho răng suy yếu dần và khiến cho các bệnh lý về răng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn phải xem xét cẩn thận và xin tư vấn từ bác sĩ nha khoa để có biện pháp điều trị tốt nhất.

3. Trường hợp không nên bọc sứ – Răng bị lung lay

Ở người lớn tuổi, khi răng đã bắt đầu lung lay thì đồng nghĩa với việc răng sẽ không còn nhai tốt nữa. Chân răng đã không còn vững chắc, cộng với việc mài cùi răng sẽ càng làm răng của yếu đi mà thôi.

Vì vậy, đây là trường hợp không nên bọc răng sứ, tốt nhất là bạn nên nhổ bỏ và thay mới nếu mong muốn nhanh chóng cải thiện khả năng ăn nhai.

4. Răng có bệnh lý nghiêm trọng

Trường hợp không nên bọc răng sứ thứ 4 chính là bạn đang phải đối diện với tình trạng sâu răng nghiêm trọng, tuỷ bị viêm, nhiễm khuẩn nghiêm trọng hoặc chân răng quá yếu. Ngoài ra, nếu răng có bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến khoảng sinh học – độ cao bám dính biểu mô và liên kết răng thấp ( <0.5 – 0.75 mm) có thể sẽ gây ra các vấn đề sau:

  • Tiêu xương hàm do việc sử dụng chất bám dính để đạt được kích thước của khoảng sinh học ban đầu.
  • Viêm nướu kéo dài khi nướu xung quanh răng có khoảng sinh học bị tổn thương, làm người bệnh rất khó chịu và đau đớn.

Chính vì thế, nếu bọc răng sứ trong trường hợp khoảng sinh học không đủ tiêu chuẩn thì nguy cơ xâm lấn khoảng sinh học sẽ rất cao. Từ đó, có thể gây ra tình trạng tụt nướu sau khoảng thời gian dài bọc sứ. Đối với những trường hợp trên, việc chữa trị theo các phương pháp bọc sứ thông thường không có hiệu quả, thay vào đó bạn nên tiến hành cấy ghép Implant để thay thế.

5. Trường hợp răng bị hô, vẩu, móm do xương hàm

Hàm răng bị chìa ra hoặc thụt vào bất thường do cấu trúc xương hàm là tình trạng không nên bọc răng sứ bởi sẽ khó điều chỉnh hàm trở lại vị trí chuẩn. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng đến việc niềng răng nhằm nắn chỉnh lại xương hàm hoặc cần có sự can thiệp của phẫu thuật nhằm điều chỉnh xương hàm trở lại vị trí chuẩn.

6. Răng bị gãy vỡ nặng và chỉ còn chân răng

Trường hợp răng bị gãy vỡ do va chạm mạnh hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng thì không nên bọc răng sứ. Đây là trường hợp không nên bọc sứ vì không những làm hàm răng kém thẩm mỹ mà còn có thể làm suy giảm khả năng ăn nhai của cả hàm răng. 

Tuy nhiên, trường hợp răng bị sứt mẻ diện tích nhỏ thì bác sĩ vẫn có thể tiến hành phục hình bằng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nếu bị mất răng hoặc chỉ còn 1 phần ít chân răng thì bác sĩ sẽ cần cân nhắc dùng phương pháp khác.